Theo thống kê, cho đến năm 2020, chứng minh nhân dân có thể sẽ được thay thế bởi thẻ căn cước công dân (CCCD). Hiện nay, đã có 47 tỉnh thành trên cả nước chưa áp dụng CCCD. Đối với mỗi tỉnh thành này, chỉ có chứng minh nhân dân mới được áp dụng. Vậy khi nào phải đổi chứng minh nhân dân? Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây của Luật sư X. |
Căn cứ:
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định số 05/1999/NĐ – CP
Nội dung tư vấn:
1. Chứng minh nhân dân là gì?
“Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.” Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP
Theo quan điểm của tôi: Chứng minh nhân dân hay còn được gọi là chứng minh thư, chứng minh thư nhân dân. Là giấy tờ nhân thân để nhận diện các công dân từ 14 tuổi trở lên trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Chứng minh nhân dân có thời hạn bao lâu?
Với hộ chiếu, ngày cấp và ngày hết hạn được ghi rõ ràng. Còn chứng minh nhân dân thì không. Tuy nhiên, thời hạn chứng minh nhân dân lại được quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BCA ngày 29/4/1999 của Bộ Công an. Thông tư này quy định chứng minh nhân dân hết thời hạn sau 15 năm kể từ ngày cấp.
Việc không ghi rõ ràng ngày hết hạn trên chứng minh nhân dân là một điều bất cập. Không phải ai cũng tìm hiểu, đọc thông tư của bộ công an để biết thời hạn của CMND. Và điều bất tiện đã được cải tiến khi Bộ Công An ban hành thẻ căn cước công dân
3. Thông tin trên chứng minh nhân dân gồm những gì?
Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thông tin mặt trước:
+ Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).
+ Bên phải: chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.
– Thông tin mặt sau:
+ Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
+ Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
+ Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
4. Các trường hợp phải đổi thẻ chứng minh nhân dân.
a. Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng
Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Chứng minh nhân dân chỉ có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp.
Thêm vào đó, tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND.
Như vậy, nếu dùng CMND quá hạn 15 năm thì khi thực hiện cấp đổi CMND sang Căn cước công dân sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND theo quy định.
Do vậy, khi phát hiện CMND hết hạn người dân nên làm thủ tục cấp lại để đảm bảo tính hợp pháp khi thực hiện các giao dịch liên quan.
b. Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được.
Trong quá trình sử dụng không tránh khỏi việc chứng minh nhân dân bị hư hỏng nặng làm cho tính pháp lý của chứng minh nhân dân không còn nữa, vì vậy trong trường hợp chứng minh nhân dân bị hư hỏng nặng nề, bị nhòe hình, rách, không có tính pháp lý khi sử dụng, thì bạn nên đi làm lại chứng minh nhân dân để đảm bảo các giao dịch, quan hệ có liên quan đến chứng minh nhân dân.
c. Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo Bộ luật dân sự Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên trong trường hợp việc sử dụng họ, tên của người sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người đó. Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ và phải được người từ đủ chín tuổi trở lên phải đồng ý
Vì vậy khi bạn muốn đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc trong chứng minh nhân dân có sai sót về đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh thì bạn có quyền yêu cầu đổi chứng minh nhân dân. Đây cũng là yêu cầu chính đáng của cá nhân.
d. Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP có quy định mỗi công dân chỉ được cấp một chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng. Tuy nhiên, hiện nay ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương số chứng minh nhân dân lại được áp dụng một đầu số khác nhau. Công dân đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào thì được cấp (đổi) giấy chứng minh nhân dân theo số của tỉnh thành phố đó.
Theo đó, công dân đã được cấp giấy chứng minh nhân dân nhưng chuyển nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì được đổi giấy chứng minh nhân dân . Số giấy chứng minh nhân dân mới được cấp ở tỉnh thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đến sẽ có dãy số và đầu số khác với số giấy chứng minh nhân dân cũ được cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đi. Giấy chứng minh nhân dân cũ bị thu hồi khi đổi giấy chứng minh nhân dân mới.
e. Thay đổi đặc điểm nhận dạng
5. Thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
– Sổ hộ khẩu. (bản chính)
– Đơn đề nghị cấp CMND (mẫu CM3), có dán ảnh 3×4 (điền đẩy đủ thông tin trong mẫu, khôn
– Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí đổi CMND (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).
Lưu ý: Ảnh chụp 3×4 kiểu CMND là kiểu chụp mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là nữ không để hở ngực cần phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ cấp CMND (thuộc Đội CSQLHC về TTXH) Công an cấp huyện
– Cán bộ công an sẽ hướng dẫn:
+ Khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu có sẳn do công an cấp).
+ Chụp ảnh và in vân tay hai ngón trỏ vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc thu vân tay hai ngón trỏ qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND.
+ Viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
– Thời gian làm CMND: Từ thứ 2 đến thứ sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Bước 3: Nhận CMND
– Người nhận đưa giấy biên nhận CMND tại trụ sở Công an cấp huyện từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) để lấy CMND.
– Thời hạn giải quyết:
+ Tại Công an thành phố: Không quá 06 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 10 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
+ Tại Công an huyện đồng bằng: Không quá 10 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 15 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
+ Tại Công an các huyện miền núi, hải đảo: Không quá 15 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 20 ngày làm việc nếu tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
– Lệ phí:
+ Tối đa 9000 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh.
+ Tối đa 4.500 đồng/lần cấp đổi CMND (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp) đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác.
+ Không thu lệ phí đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định.
+ Miễn lệ phí cấp chứng minh nhân dân khi công dân cấp đổi chứng minh nhân dân do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Tại sao phải thông báo website với Bộ công thương? Đây là hành động bắt buộc khi một chủ sở hữu có ý định đăng tải những tin tức mới nhất đến độc giả. Để thông báo website, bạn có thể truy cập dịch vụ: Thông báo website với Bộ công thương