Ngày thứ hai ở Sapa, bọn mình thuê xe máy đi Thác Bạc. Nào ngờ nó đang sửa chữa nâng cấp gì đó nên không cho vào. Thế là chuyển qua đi Cát Cát, mất cái vé 30.000 mà chẳng có gì, toàn bán hàng lưu niệm, nói chung là rất rất không nên đi, chỉ mất thời gian vô ích. Đến chiều hai đứa mò tới bản Tả Phìn, vào bản này mất 20.000 tiền vé, nhưng khuyên các bạn không nên mua vé làm gì, vì chẳng ai soát vé. Cứ đi thẳng vào trong sẽ thấy các cô Dao đỏ ngồi ở ngoài gọi vào, rồi đưa đi tham quan, sau đó là bán các hàng thủ công, nên các bạn để tiền vé mua hàng thì hay hơn.
Lúc đi cùng mấy cô Dao đỏ mình cũng tranh thủ hỏi chuyện mấy cô. Mình thắc mắc tại sao người Kinh họ lại thu vé, thu xong người ta có sửa sang hay giúp đỡ gì các cô không? Cô bảo là họ chẳng giúp gì cả, tiền đấy là tiền của nhà nước đấy, chứ dân đây nghèo lắm. Lại còn dặn bọn mình là mua vé thì mua của người Kinh mới đúng nhé, còn của người khác bán là không đúng đâu. Khổ thân, đã không được gì lại còn tốt bụng. Rồi hỏi về một số phong tục tập quán của người Dao đỏ, như phụ nữ mới sanh con xong thì chỉ được ăn rau luộc với thịt thôi, và không nằm bếp than như một số dân tộc khác. Người phụ nữ Dao cũng không thổi kèn lá như người Mường, và người phụ nữ ở dân tộc này có giá hơn đàn ông. Họ ăn Tết cũng giống như người Kinh, đến Tết thì mổ lợn, làm cũng lớn, món đặc sản là Thắng cố. Mình còn hỏi thêm một số điều nữa, nhưng không nhớ hết.
Lúc hai đứa về lại Sapa thì gặp hai vợ chồng dân tộc nọ, chả biết anh chồng làm gì mà chị vợ đánh cho khóc lăn lộn ở vệ cỏ ven đường. Lại còn thấy một cô người Dao treo con lên cột rồi lấy cây quất vào mông nữa chứ, nhìn bọn trẻ con đứng xung quanh mà sợ nổi hết cả gai ốc lên.
|
Người phụ nữ Dao đỏ |
|
Bẽn lẽn |
|
Cô gái người H’Mong, nhìn trẻ vậy chứ 25 tuổi rồi đấy. Chị đang nghỉ mệt sau khi đi một đoạn đường khá dài để hái quả. |
|
Nhìn tao à! (chộp được em bọ ngựa này trên vệ đường, nhìn như khúc gỗ ý ạ, công nhận cải trang giỏi thật) |