Với sự phát triển của thế giới và sự nở rộ của các ngành dịch vụ, thì dịch vụ tư vấn đầu tư đã được chứng minh là một trong những ngành có lợi nhuận cao. Vì vậy mà nhà đầu tư nước ngoài rất mong muốn góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư tại Việt Nam. Vậy thủ tục, hồ sơ, yêu cầu cần đạt được là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư dưới đây.
Góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư là gì?
Trước tiên, góp vốn vào công ty là việc một cá nhân, tổ chức dùng tài sản (tiền hoặc tài sản có giá trị khác) để góp vào vốn điều lệ của công ty.
Vậy, việc góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư là hoạt động của cá nhân, tổ chức dùng tiền hoặc tài sản có giá trị để góp vốn điều lệ của công ty kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư. Việc góp vốn có thể diễn ra trước khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vào vốn điều lệ khi doanh nghiệp đã thành lập.
Kết quả của hoạt động góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư đó là người nước ngoài góp vốn vào sẽ không nhận lại một khoản tiền nào cả, mà họ sẽ nhận được quyền lợi, giá trị trong công ty tương đương với khoản vốn mà họ đã góp.
Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư
Chủ thể đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư
Việc đầu tiên cần xác định khi nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư là liệu họ có được quyền góp vốn vào loại hình này không. Theo pháp luật Việt Nam cũng như Các Hiệp ước quốc tế của Việt Nam, thì pháp luật Việt Nam chỉ cấm các cá nhân, tổ chức sau góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư theo Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:
- Cơ quan nhà nước (ví dụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,…), hoặc đơn vị vũ trang nhân dân dùng những tài sản nhà nước rót vốn vào doanh nghiệp nhằm tư lợi cá nhân cho tổ chức mà họ đang làm việc.
- Những chủ thể khác mà Luật Viên chức; Luật Cán bộ, công chức; Luật Phòng, chống tham nhũng không cho phép góp vốn thành lập công ty tư vấn đầu tư (nếu có)
Vốn điều lệ đầu tư nước ngoài vào công ty tư vấn đầu tư
Theo Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, thì một tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam sẽ phải có vốn thành lập công ty (vốn điều lệ) tối thiểu là 10 tỷ việt nam đồng. Đây là tổng số vốn điều lệ của cả nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nội địa Việt Nam.
Trong đó, tỷ lệ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư được quy định trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào thành lập công ty tư vấn đầu tư tại Việt Nam, nhưng nếu tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trên 51% thì họ phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn.
Hình thức của vốn mà nhà đầu tư nước ngoài góp vào công ty tư vấn đầu tư rất đa dạng, đem lại sự linh hoạt cho nhà đầu tư, qua đó thu hút họ đầu tư hơn vào các công ty này tại Việt Nam. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể góp vốn bằng ba hình thức:
- Vàng chính hãng, tiền mặt (tiền đô la mỹ, tiền việt nam đồng, tiền euro,…);
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất (nhà, tòa nhà, rừng để sản xuất; công trình xây dựng;…), quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả, quyền sáng chế; quyền liên quan đến quyền tác giả,…)
- Công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Ví dụ: công thức làm gà của KFC.
Loại hình công ty tư vấn đầu tư có thể góp vốn vào
Nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thành lập công ty từ ban đầu thì họ sẽ được phép góp vốn vào công ty công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh.
Còn nếu nhà đầu tư góp thêm vốn sau khi công ty tư vấn đầu tư đã thành lập, thì họ được phép góp vốn bằng cách mua cổ phần tại công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH và công ty hợp danh.
Quy trình và hồ sơ để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn công ty tư vấn đầu tư
Việc góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải trải qua các thủ tục và quy trình từ việc chuẩn bị hồ sơ đến việc nộp hồ sơ như sau:
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư đang hoạt động
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ, đúng và hợp lệ hồ sơ đăng ký góp vốn công ty tư vấn đầu tư
- 01 bản chính Giấy đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung:
- Thông tin của công ty nhận vốn góp (tên công ty, mã số doanh nghiệp,…)
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp.
- 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu (nếu nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân); hoặc 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác (nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức).
- 01 Giấy ủy quyền (nếu nhà đầu tư không tự mình nộp hồ sơ mà ủy quyền cho một người khác)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký góp vốn công ty tư vấn đầu tư
Nơi nộp: Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh/thành phố nơi công ty tư vấn đầu tư đặt trụ sở. Ví dụ:
- Tại Hồ Chí Minh: Số 90G đường Trần Quốc Toản, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
- Tại Hà Nội: Tầng 6, tòa nhà 27 tầng, Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội (Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội).
Bước 3: Nhận kết quả: Tối đa 15 ngày từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nhà đầu tư sẽ được nhận kết quả. Nếu không được góp vốn, Phòng đăng ký đầu tư sẽ thông báo bằng văn bản. Khi đã có kết quả được góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư, nhà đầu tư có thể góp vốn bằng cách lập một tài khoản đầu tư tại một ngân hàng thương mại nào đó ở Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn để thành lập công ty tư vấn đầu tư
Bước 1: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư
- 01 Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- 01 bản hợp đồng thuê nhà ở/văn phòng để thực hiện dự án đầu tư.
- 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của Việt Nam (nếu liên doanh với Việt Nam);
- 01 bản sao chứng thực hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài (đối với cá nhân nước ngoài)
- 01 Giấy xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tối thiểu bằng số tiền đầu tư. Nếu tài khoản ở nước ngoài thì các giấy tờ phải được chứng thực lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và công chứng.
- Đề xuất dự án đầu tư. Nội dung đề xuất gồm khá nhiều, đó là: thông tin nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, nguồn vốn và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn hoàn thành dự án và phương án đầu tư, đề xuất ưu đãi đầu tư, nhu cầu lao động, đánh giá tác động,.v.v.
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài (nếu là tổ chức);
- 01 bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện đầu tư của tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- 01 BCTC hàng năm được kiểm toán bởi cơ quan nước ngoài trong hai năm gần nhất (phải được cơ quan lãnh sự xác nhận và có giá trị trong vòng 90 ngày) ((nếu là tổ chức)
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 3: Thành lập công ty FDI tư vấn đầu tư
Ưu đãi khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư tại Việt Nam
- Chính sách từ nhà nước: không bị hạn chế góp vốn, thủ tục tinh gọn, hình thức đầu tư đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầu của nhà đầu tư; dù là cá nhân hay tổ chức nước ngoài thì đều có thể góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư tại Việt Nam,…
- Chính sách của Công ty luật Siglaw: Tư vấn miễn phí 24/7 các thắc mắc liên quan tới góp vốn vào công ty tư vấn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; Đảm bảo thực hiện tiến độ công việc 100% đúng thời gian; Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn với hơn 10 năm kinh nghiệm;…Để được tư vấn trực tiếp, nhanh gọn.
Xem thêm: gia hạn giấy phép lao động của công ty luật Siglaw.