Ai cũng muốn trở nên tốt hơn mỗi ngày, đặc biệt là về mặt ngoại hình. Vậy nhờ đó mà nhu cầu thẩm mỹ ra đời và sự phát triển lớn mạnh của ngành dịch vụ thẩm mỹ. Để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ thì cần những gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Công ty kinh doanh thẩm mỹ là gì?
Tương đồng với những công ty kinh doanh khác, công ty kinh doanh thẩm mỹ cũng là một loại công ty thương mại, nghĩa là được lập ra mới mục đích kiếm lợi nhuận với chuyên ngành kinh doanh là cung ứng dịch vụ thẩm mỹ. Họ có thể tính phí thẩm mỹ và thực hiện hoạt động phẫu thuật làm chỉnh sửa hình dáng, đặc điểm nhận dạng của một người tùy vào nhu cầu của từng cá nhân.
Trong đó, mỗi công ty có thể chuyên về một dịch vụ thẩm mỹ khác nhau như: spa, mát xa, tiệm làm tóc, tiệm làm móng, thẩm mỹ viện,…
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thẩm mỹ
Về chủ thể có quyền thành lập công ty
Luật Doanh nghiệp 2020 cho phép mọi cá nhân, tổ chức có quyền thành lập doanh nghiệp kinh doanh thẩm mỹ. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cấm những chủ thể sau không được thành lập và quản lý doanh nghiệp kinh doanh thẩm mỹ gồm:
- Cán bộ, viên chức, công chức, sĩ quan trong quân ngũ bị cấm thành lập công ty kinh doanh thẩm mỹ nhằm phòng chống tham nhũng, chống cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các nguy cơ tiêu cực đến chức trách, công vụ của họ.
- Cá nhân đang trong thời gian bị hạn chế, bị tước quyền công dân bị cấm thành lập & quản lý kinh doanh thẩm mỹ;
- Tổ chức sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước được cấp sai mục đích, nhằm tạo lợi ích riêng, lợi ích nhóm cũng sẽ bị cấm thành lập & quản lý doanh nghiệp kinh doanh thẩm mỹ, làm đẹp.
Về điều kiện chuyên ngành
Vì thẩm mỹ là ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế, nên sẽ cần đảm bảo các yêu cầu của pháp luật trong Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cụ thể:
Cơ sở vật chất:
- Phải có địa điểm cố định
- Bố trí khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn tuân thủ mô hình tập trung, khép kín của khuôn viên thẩm mỹ.
- Phải đảm bảo các điều kiện vô trùng và vệ sinh.
- Những bệnh viện thẩm mỹ chuyên khoa, đa khoa phải bảo đảm một giường bệnh tối thiểu có diện tích 50m2 trở lên, chiều rộng tối thiểu 10m.
- Bảo đảm yêu cầu an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy
- Bảo đảm đủ lượng điện, nước cũng như điều kiện có liên quan.
- Và các điều kiện khác.
Thiết bị
- Có đủ phương tiện vận chuyển
- Có đủ thiết bị đạt tiêu chuẩn phục vụ cho mục đích thẩm mỹ riêng biệt của từng công ty.
- Và các điều kiện khác.
Nhân sự
- Phải là bác sĩ chuyên khoa có chứng chỉ đào tạo hợp pháp liên quan tới lĩnh vực thẩm mỹ đang hoạt động, vi dụ chứng chi phun, xăm, vân vân, nếu là người trực tiếp tham gia quá trình thẩm mỹ.
- Nhân sự chịu trách nhiệm chuyên môn phải có tối thiểu 54 tháng kinh nghiệm trong chuyên khoa đó.
- Các nhân sự ở từng vị trí khác phải đảm bảo chứng chỉ hành nghề ở vị trí đó.
- Và các điều kiện khác.
Thủ tục, hồ sơ để thực hiện thành lập công ty thẩm mỹ.
Trên thực tế, việc đăng ký kinh doanh để thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ cũng không quá khó. Cơ bản sẽ gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty: cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với thành lập công ty vốn nước ngoài hoặc Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp đối với công ty vốn Việt Nam, bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của doanh nghiệp và các loại giấy tờ đặc thù của từng loại công ty. Từ thông tin mà khách hàng cung cấp, công ty Luật Siglaw sẽ tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan, và hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ và sẽ gửi lại hồ sơ đầy đủ trong vòng 01 ngày.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thẩm mỹ. Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Công ty luật Siglaw sẽ tiến hành nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và sẽ luôn cập nhật thông tin lại cho khách hàng.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật thì trong vòng 03 ngày sẽ được trả Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu quý khách hàng tự túc làm thì có thể dẫn tới một số thiếu sót gây kéo dài thời gian thực hiện.
Bước 4: Khắc con dấu công ty. Đây là hoạt động tự túc, tự chịu trách nhiệm sử dụng của công ty, không phải đăng công bố cáo thông báo mẫu dấu như trước.
Bước 6: Nộp hồ sơ xin Cấp phép hoạt động kinh doanh thẩm mỹ. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
- Hồ sơ nhân sự (Chứng chỉ chuyên ngành, CMND/CCCD,…)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh
- Bản sao kê có chứng thực: Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu, chứng chỉ hành nghề
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế và đội ngũ nhân sự
- Các tài liệu liên quan chứng minh cơ sở đủ điều kiện khám và chữa bệnh
- Hồ sơ chứng minh tồn tại của trụ sở của cơ sở thẩm mỹ như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê, mượn địa điểm kinh doanh.
Bước 7: Hoàn thiện nhận kết quả.
Ngoài ra, tùy theo phạm vi kinh doanh thẩm mỹ của công ty mà sẽ có các yêu cầu tiêu chuẩn khác nhau, và công ty sẽ phải xin Giấy chứng nhận quy chuẩn khác nhau. Công ty luật Siglaw sẽ tư vấn cụ thể miễn phí cho doanh nghiệp của bạn.
Mã ngành nghề khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ
Một số mã ngành nghề kinh doanh có thể được dùng để đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ theo quy định trong Thông tư 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế việt nam:
STT | Tên | Mã ngành |
1 | Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và phục hồi chức năng | 325 – 3250 |
2 | Hoạt động của các phòng khám đa khoa, chuyên khoa và nha khoa. Gồm: Hoạt động khám, chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khoẻ trong lĩnh vực y tế đa khoa và chuyên khoa do các bác sỹ và các chuyên gia y tế, các nhà phẫu thuật đảm nhận; | 862 – 8620 |
3 | Hoạt động của hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồichức năng | 8692 |
4 | Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao)Nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…) | 961 – 9610 – 96100: |
5 | Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Bao gồm:– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ
cả nam và nữ; – Cắt, tỉa và cạo râu; – Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm… Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu). |
9631 |
Xem thêm: Mã ngành Vsic, Mã ngành CPC
Chi phí thành lập công ty kinh doanh thẩm mỹ
- Phí xin Giấy đăng ký kinh doanh: 200.000 VNĐ/ lần.
- Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký của công ty, hay xin cấp lại giấy phép đăng ký doanh nghiệp: Mức phí 100.000 VNĐ/ lần.
- Xin cấp giấy phép kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện: 100.000 VNĐ/lần.
- Vốn tối thiểu thành lập công ty: Luật doanh nghiệp 2020 không quy định vốn tối thiểu thành lập công ty. Tuy vậy, khi các bên góp vốn cam kết sẽ góp bao nhiêu thì phải góp đủ vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Và các chi phí khác theo luật định cũng như là nhu cầu của doanh nghiệp.
Lưu ý khi kinh doanh thẩm mỹ
- Phải tuân thủ các yêu cầu về chuyên môn hành nghề, cơ sở vật chất,…nếu xảy ra sai phạm gây hậu quả lên khách hàng về sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm,..thì sẽ phải bồi thường theo quy định (chi phí khám chữa sức khỏe, chi phí tổn thất tinh thần, chi phí hao hụt thu nhập khi người bị hại phải đi chữa bệnh,…) và nếu nặng hơn thì có thể bị phạt hình sự:
- Về tội vô ý làm chết người (Điều 128 BLHS): bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
- Về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 BLHS): phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm; và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp 2020
Bộ luật hình sự 2015
Nghị định 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Thông tư 27/2018/QĐ-TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam