Năm 2019 được xem là một năm đầy biến động của thị trường bất động sản Việt Nam. Nhiều cơ hội mở ra nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Cùng Địa Ốc Long Phát tìm hiểu 5 thách thức điển hình đối với thị trường bất động sản năm 2020.
Hệ thống văn bản pháp lý chưa đồng bộ
Hệ thống hành lang pháp lý của nước ta liên tục được thay đổi, cải thiện. Tuy nhiên các điều chỉnh đối với bất động sản nói riêng chưa thật sự đồng bộ. Từ công tác xây dựng, giao dịch đến quản lý sử dụng bất động sản vẫn chưa hoàn thiện, còn chồng chéo. Trong năm qua đã phát sinh nhiều vấn đề về thực tiễn, bất cập từ chính sách chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời. Từ đó dẫn đến thị trường bất động sản chưa được quản lý và kiếm soát hiệu quả. Các lỗ hổng pháp luật chưa được lấp kịp thời, tạo cơ hội cho các hành vi sai phạm. ( Ví dụ vụ án của Công ty Alibaba,…).
Ngoài ra, thị trường cũng gặp khó khăn khi phải chờ đợi nhiều Bộ Luật, văn bản điều chỉnh liên quan. Như Luật Quy hoạch, Đất đai, Nhà ở, Xây dựng và kinh doanh bất động sản, vv… Các xung đột, chồng chéo đã hạn chế các tác động tích cực trong thực thi trên thực tế. Từ đó làm phát sinh phần nhiều chi phí và rủi ro cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp
Những hạn chế trong pháp lý chưa thể giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai được. Do vậy, đại diện Dia Oc Long Phat cho rằng đây cũng chính là một trong những thách thức lớn nhất mà thị trường bất động sản phải cố vượt qua trong thời gian tới.
Sức ép các chủ trương trong cấp phép dự án mới
Nhà nước vừa đưa ra các chủ trương, quy định liên quan đến việc cấp phép các dự án mới. Theo đó, quá trình cấp phép sẽ được kiếm soát chặt chẽ hơn nữa. Việc các cơ quan chậm phê duyệt cấp phép hay tạm dừng xây dựng để rà soát, kiểm tra sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ hoàn thiện dự án. Trong khi nhu cầu đầu tư bất động sản đang cao thì các công tác quy hoạch, đền bù,.. cũng bị siết chặt. Từ đó làm giảm nguồn cung kéo theo sự giảm sút của thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng còn nhiều vướng mắc. Việc xác định giá bất động sản tại mỗi địa phương mõi khác nhau. Vấn đề trong đền bù và giải phóng mặt bằng cũng còn nhiều bất cập và gây kiện tụng nhiều nhất trong thời gian quan.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn
Các hoạt động tín dụng tín dụng đối với bất động sản hiện nay đang bị thắt chặt. Các loại lãi suất cho vay từ ngân hàng tiếp tục tăng cao. Cụ thể, lãi suất huy động vốn lên đến mức 8%/năm, cộng thêm 3% biên độ nữa. Như vậy, lãi suất lên tới 11-12%/năm. Nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục giảm từ 45% xuống 40%. Hệ số rủi ro từ các khoản vay bất động sản tăng từ 150% lên 200%. Điều này khiến cho ngân hàng ngày càng phải cẩn trọng hơn khi cho vay kinh doanh bất động sản.
Việc cắt giảm nguồn vốn như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư.
Tình trạng bán “dự án ma” và sốt ảo trở nên phổ biến tại các địa phương
Gần đây, tình trạng phân lô bán nền tràn lan xảy ra ở nhiều địa phương. Các cò đất tung tin về sự xuất hiện của các dự án mới sắp được quy hoạch. Đi kèm đó là hành động gom đất nền để tạo nên hiện tượng “sốt ảo” ở nhiều địa phương. Và giá đất tại các nơi bị thổi lên đột biến, các nhà đầu tư cứ ồ ạt rót tiền vào.
Thậm chí còn diễn ra tình trạng mua bán, giao dịch đất ở khi chưa đầy đủ giấy tờ pháp lý. Việc phân lô bán nền tràn lan không những không thể giải quyết được sự tích đọng của nền kinh tế. Mà điều này còn tạo ra sự lệch lạc trong quy hoạch, tạo nên sự lộn xộn cho bộ mặt đô thị.
Tính minh bạch của thị trường
Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư FDI từ các lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Các nhà đầu tư luôn coi trọng so sánh lợi ích giữa việc đầu tư vào Việt Nam hay các khu vực khác trong khu vực như Indonesia, Singapore, Trung Quốc,..Trong khi đó, tính minh bạch thông tin của thị trường Việt Nam chưa cao. Đặc biệt là hệ thống cơ sở dữ liệu trong đăng kí và thực hiện các giao dịch bất động sản chưa đồng nhất. Do vậy đã gây cản trở rất lớn trong quá trình hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn được đánh giá là có nhiều tín hiệu khởi sắc. Các nhà đầu tư phải tìm hiểu kĩ, nắm rõ thị trường mình đầu tư. Đặc biệt là phải luôn tỉnh táo trước những chiêu trò lừa đảo trên thị trường.